Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Đẩy mạnh việc thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã Hương Bình định hướng từ nay cho đến năm 2025
Ngày cập nhật 03/10/2022

Đẩy mạnh việc thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã Hương Bình định hướng từ nay cho đến năm 2025

Thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến 2045. Nghị quyết số 12/NQ-TU về Chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Xác định Chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm phát triển chính quyền số, xây dựng xã hội số, phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực trên tinh thần: “Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao. Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Ngày 26 tháng 7 năm 2021, UBND xã Hương Bình đã ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND về Chuyển đổi số năm 2021 đến năm 2025, đã xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Chuyển đổi số:

1. Chuyển đổi số ngành hướng đến hoàn thiện Chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số tập trung vào các mục tiêu:

- 100% hoạt động quản lý nhà nước sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã và liên thông với Quốc gia trong các hoạt động quản lý nhà nước (Ngoại trừ các văn bản Mật theo quy định).

- 100% dịch vụ công đủ điều kiện công bố mức độ 4.

- 100% quy trình xử lý dịch vụ hành chính được thực hiện bằng quy trình số.

- 50% dữ liệu chuyên ngành qua hệ thống số hóa dùng chung của tỉnh và được số hóa quy trình khai thác.

- Triển khai hệ thống phòng họp số (bao gồm ứng dụng họp thông minh và giải pháp họp trực tuyến).

- Triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu thống kê” trên nền tảng dữ liệu lớn của tỉnh. Hình thành bước đầu hệ thống báo cáo số tích hợp vào hệ thống báo cáo số của tỉnh.

- Triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội” trên nền tảng dữ liệu lớn của tỉnh. Hình thành bước đầu hệ thống báo số tích hợp vào hệ thống báo cáo số của tỉnh.

2. Chuyển đổi số ngành hướng đến xây dựng Xã hội số tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

- 100% cán bộ công chức xã cài Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S.

- 100% người dân có điện thoại thông minh có cài Hue-S và sử dụng các dịch vụ Hue-S cung cấp.

- 100% các vấn đề của xã được thông báo, tuyên truyền qua Hue-S.

- 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân liên quan đến được xử lý đảm bảo đúng điều kiện.

3. Chuyển đổi số ngành hướng đến phát triển Kinh tế số tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

- 100% cán bộ, công chức xã sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp trên Hue-S.

- 100% người dân có cài Hue-S tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.

- 50% Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S.

- 20% Doanh nghiệp, cơ Sở kinh doanh có áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt được hỗ trợ thông qua chương trình Hue-S.

- Thúc đẩy các thành phần kinh tế có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.

* Để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu nhiệm vụ nêu trên. Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Chuyển đổi số từ nay cho đến năm 2025 đạt hiệu quả cao là:

- Xây dựng và ban hành quy chế về các điều kiện đảm bảo 100% văn bản quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường mạng, trong đó 100% các văn bản ban hành được ký số ban hành.

- Rà soát dịch vụ công của đơn vị, vận dụng các tiện ích đã được triển khai vào thực tiễn như: (dịch vụ bưu chính công ích, hồ sơ điện tử, chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt, xác thực danh tính) .v.v. để áp dụng và thủ tục hành chính đảm bảo đủ điều kiện công bố mức độ 4.

- Rà soát, hoàn thiện và ban hành quy định triển khai quy trình số trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Ban hành bộ tiêu chí sử dụng dữ liệu về kết quả triển khai quy trình số hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc, dịch vụ công trực tuyến, phản ánh hiện trường, công tác cập nhật báo cáo số để làm tiêu chí quan trọng đánh giá xếp loại công chức, viên chức cuối năm.

-  Xây dựng các giải pháp triển khai tiêu chí (100% cán bộ công chức cài Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S. Xây dựng mô hình điểm danh, mở cửa vào cơ quan bằng hình thức quét QR trên Hue-S.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông kết hợp với các tổ chức đoàn thể xã huy động nguồn lực hỗ trợ để thực hiện mục tiêu (100% người dân có điện thoại thông minh có cài Hue-S và sử dụng các dịch vụ Hue-S cung cấp).

- Tổ chức giám sát, đánh giá và có phương án đảm bảo tất cả các phản ánh hiện trường, góp ý của người dân đều được xử lý theo đúng quy định.

- Xây dựng các giải pháp thanh toán các dịch vụ thiết yếu như điện nước, viễn thông, khuyến khích thanh toán các dịch vụ công cộng bằng quét QR để đạt mục tiêu (100% cán bộ, công chức sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung cấp trên Hue-S).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ động kết hợp với chương trình chuyển đổi số của tỉnh để đạt mục tiêu (100% người dân có cài Hue-S tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S).

- Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa, xây dựng triển khai các giải pháp để các doanh nghiệp tham gia vào nền tảng thanh toán không dùng tiền, đạt mục tiêu (50% Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S).

- Xây dựng và triển triển khai các giải pháp nhằm huy động các cơ sở kinh doanh buôn bán trên địa bàn tham gia vào chương trình đạt mục tiêu (20% Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tại có áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt được hỗ trợ thông qua chương trình Hue-S).

- Triển khai tốt chiến lược 4 không - 1 có “Làm việc không giấy tờ; Hội họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không tiền mặt; Dữ liệu có chuyển đổi số” kết hợp với đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Thay đổi cách thức quản trị hành chính từ truyền thống sang hiện đại, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. Góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc chuyển đổi số theo tinh thần Chỉ thị số 12/CT-TU của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

 

Phú Nguyễn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.031.672
Truy cập hiện tại 468