Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Tuyên truyền
Ngày cập nhật 23/04/2019

Các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do Virus chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng; không gây bệnh cho các loài động vật khác, lợn bệnh có khả năng chết đến 100%;  bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại lớn; đây là bệnh không lây nhiễm và không gây bệnh ở người;  virus có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn; bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm Lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các vật chủ trung gian mang mầm bệnh như ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư …,các phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. Hiện nay trên thế giới chưa có vắcxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

Tuy nhiên, bà con chăn nuôi hết sức bình tỉnh để áp dụng các biện pháp chủ động ngăn chặn dịch bệnh, không chủ quan nhưng cũng không quá lo lắng, bi quan, lúng túng trong xử lý, gây tổn hại không đáng có.

1. Biểu hiện của bệnh DTLCP

- Lợn sốt cao (40,5-42°C). Lợn không ăn, nằm chồng đống.

- Một số vùng da chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần duới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím.

- Trong 1-2 ngày truớc khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh. Lợn mang thai có thể sẩy thai.

2. Để phòng và chống dịch bệnh Dịch tả heo châu Phi cho đàn lợn, người chăn nuôi cần phải thực hiện tốt các biện pháp

- Một là, thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin: Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng lợn và vắc xin LMLM để tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn.

- Hai là, Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh; Trong thời gian này nếu người chăn nuôi tái đàn phải mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin. 

- Ba là, Hàng ngày vệ sinh, khử trừng chuồng trại hàng bằng các loại hóa chất như BIODIN, IOTDIN và các loại thuốc sát trùng khác. Sử dụng vôi bột để rải xung quanh chuồng trại, đường ra vào khu vực chăn nuôi 3 ngày/1 lần. Hạn chế tối đa người lạ vào khu vực chăn nuôi;  chăm sóc  nuôi dưỡng, quản lý tốt đàn lợn: cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, nước uống sạch, bảo đảm mật độ nuôi hợp lý, định kỳ tẩy giun sán cho đàn lợn. Khi xuất bán lợn, phải phun tiêu độc phương tiện vận chuyển, dụng cụ của thương lái trước khi vào chuồng chăn nuôi.

- Bốn là, thực hiện 5 không: Không giấu dịch; Không mua bán vận chuyển lợn bệnh; Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

- Năm là, khi phát hiện đàn gia súc có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt, ... hoặc đàn lợn có các triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả heo châu Phi như đã nêu ở trên thì phải nhanh chóng báo cho chính quyền (qua số điện thoại………….…) hoặc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (qua số điện thoại: 0234.3557034 hoặc DD 0935040669) để được kiểm tra và xử lý kịp thời. 

Nguồn: Trung tâm DV nông nghiệp thị xã Hương Trà.

Nguyễn Ngọc Hiền
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 941.274
Truy cập hiện tại 1.173